NƠI SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ
WORK IN CANADA
LMIA - REQUIRED WORK PERMIT
OPEN WORK PERMIT
POST-GRADUATION WORK PERMIT
WORK WITHOUT A WORK PERMIT
Work in Canada - Làm việc tại Canada
Canada là một quốc gia phát triển về công nghệ, kỹ thuật, khoa học,….và là quốc gia có nền kinh tế lớn, môi trường sống lý tưởng và có những chính sách phúc lợi hàng đầu thế giới vậy nên ngày nay rất nhiều lao động lựa chọn tới Canada. Nếu bạn là người nước ngoài, bạn sẽ cần giấy phép lao động Canada để làm việc tại Canada. Trong một số trường hợp, bạn có thể làm việc ở Canada mà không cần giấy phép hoặc lời mời làm việc. Nhiều lao động nước ngoài có tay nghề cao từ khắp nơi trên thế giới thấy rằng làm việc tại Canada là một cơ hội lớn. Hơn 326.000 công nhân lành nghề nước ngoài vào Canada mỗi năm theo Giấy phép lao động tạm thời của Chính Phủ.
LMIA - Required Work Permit
(LMIA - Giấy phép lao động bắt buộc)
Nói một cách dễ hiểu đây là giấy phép cho chủ doanh nghiệp tại Canada tuyển các các cá nhân lao động nước ngoài. Hay hiểu một cách rõ ràng hơn, LMIA giúp cho doanh nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động tại Canada, mở ra cơ hội giúp người nước ngoài lao động tay nghề cao có cơ hội tìm kiếm việc làm và được hưởng mọi chế độ phúc lợi xã hội.
Chính vì vậy, nếu muốn đi theo chương trình này, chủ lao động phải nộp đơn xin LMIA và người lao động có thể xin được giấy phép ngay sau đơn xin LMIA được chấp thuận. Tuy nhiên, người lao động phải đap ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thư mời làm việc,
2. Hợp đồng lao động;
3. Bản sao LMIA được chấp nhận;
4. Mã số LMIA.
Open Work Permit
(Giấy phép lao động mở rộng)
Đây là loại giấy phép không ràng buộc với một chủ lao động hoặc một địa điểm nào duy nhất.
Giấy phép lao động mở rộng cho phép công dân nước ngoài đủ điều kiện làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào ở Canada. Các ứng viên có thể nộp đơn xin giấy phép lao động mở từ trong hoặc ngoài Canada.
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp giấy phép lao động mở, nếu bạn:
1. Là một sinh viên nước ngoài đã hoàn thành chương trình học của bạn tại một cơ sở học tập được chỉ định và đủ điều kiện nộp hồ sơ cho chương trình cấp Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp do Chính Phủ quy định
2. Là một sinh viên không còn đủ khả năng chi trả cho việc học của bạn?
3. Có giấy phép lao động dành riêng cho người đang bị sử dụng lao động và đang bị lạm dụng hoặc có nguy cơ bị lạm dụng ở Canada
4. Đã nộp đơn xin thường trú tại Canada
5. Là một thành viên gia đình phụ thuộc đã nộp đơn xin thường trú
6. Là vợ / chồng của một công nhân lành nghề hoặc sinh viên quốc tế
7. Là vợ / chồng của người nộp đơn Chương trình Thí điểm Nhập cư Atlantic
8. Là người tị nạn người xin tị nạn hoặc người được bảo vệ, hoặc thành viên gia đình của người tị nạn, người xin tị nạn hoặc người được bảo vệ
Post-Graduation Work Permit
PGWP - Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên đã tốt nghiệp từ các cơ sở học tập được chỉ định của Canada (DLI) có thể đăng ký giấy phép làm việc để có được kinh nghiệm làm việc quan trọng của Canada thông qua Chương trình Giấy phép Làm việc Sau Tốt nghiệp (PGWPP). Thông qua PGWPP, sinh viên tốt nghiệp có thể có được kinh nghiệm làm việc tại quốc gia này và được phân loại nghề nghiệp (NOC) như nhóm kỹ năng 0 hoặc mức độ kỹ năng A hoặc B, giúp họ đủ điều kiện để thường trú tại Canada thông qua hệ thống tính điểm Express Entry.
Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp có thể được cấp trong thời hạn tối thiểu là 8 tháng và tối đa là 3 năm, tùy thuộc vào độ dài của chương trình học.
Sinh viên đã hoàn thành chương trình học của mình được phép làm việc trong khi chờ quyết định về đơn xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (theo chương 186 trong luật Quy định Bảo vệ Người tị nạn và Nhập cư [IRPR]), miễn là họ đáp ứng tất cả các các tiêu chí sau:
1. Đã hoặc đang có giấy phép học tập hợp lệ tại thời điểm nộp đơn xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp
2. Là một sinh viên toàn thời gian đăng ký tại các cơ sở giáo dục mà Chính Phủ công nhận trong một chương trình đào tạo sau trung học, dạy nghề hoặc đào tạo chuyên nghiệp
3. Được phép làm việc bên ngoài trường mà không cần giấy phép lao động
4. Không vượt quá số giờ làm việc cho phép
-
Vừa làm vừa học:
-
Làm việc trong và ngoài trường: Vừa làm việc vừa học toàn thời gian với giấy phép du học hợp lệ và có Số Bảo hiểm Xã hội.
-
Làm việc với tư cách là sinh viên/thực tập sinh Co-op: có giấy phép làm việc Co-op theo yêu cầu để hoàn thành chương trình học và giấy phép học tập hợp lệ.
-
-
Giấy phép làm việc của vợ/chồng:
-
Nếu vợ/chồng của bạn có giấy phép học tập hợp lệ và là sinh viên toàn thời gian.
-
Giấy phép làm việc mở của vợ chồng sẽ có hiệu lực trong cùng thời gian với giấy phép học tập.
-
-
Thăm gia đình:
-
Với giấy phép du học hợp lệ và là sinh viên toàn thời gian, bạn có thể mời các thành viên trong gia đình đến thăm bạn ở Canada.
-
-
Ở lại Canada sau khi tốt nghiệp:
-
Với giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc bạn có được khi làm việc có thể giúp bạn đủ điều kiện để được thường trú.
-
Work Without a Work Permit
(Làm việc mà không cần giấy phép lao động)
Hầu hết mọi ứng viên đều cần giấy phép lao động Canada để làm việc tại Canada, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ trong đó người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc mà không cần giấy phép lao động:
1. Doanh nghiệp
2. Đại diện nước ngoài và R186 (c) - Thành viên gia đình của đại diện nước ngoài
3. Quân nhân
4. Các quan chức chính phủ nước ngoài
5. Một số công việc trong khuôn viên trường
6. Nghệ sĩ biểu diễn
7. Các vận động viên và các thành viên trong đội tuyển
8. Phóng viên thời sự, đội ngũ truyền thông
9. Diễn giả
10. Người tổ chức hội nghị
11. Các nhà lãnh đạo tôn giáo
12. Thẩm phán, trọng tài và các quan chức tương tự
13. Người kiểm tra và đánh giá
14. Nhân chứng giám định hoặc điều tra viên
15. Chăm sóc sức khỏe sinh viên
16. Thanh tra hàng không dân dụng
17. Thanh tra sự cố, tai nạn hàng không
18. Phi hành đoàn
19. Các nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp
20. Giấy phép đã hết hạn nhưng đã nộp đơn xin giấy phép mới và đang trong quá trình đợi kết quả
21. Công việc ngoài khuôn viên trường
22. Công việc nông nghiệp